Ngày Quán Niệm

1. Thiền Tọa / Thiền Hành


2. Dâng Hương

Đại chúng đứng chắp tay trước bàn thờ Bụt. Vị chủ lễ nâng hương lên và xướng kệ Dâng Hương sau ba thiếng chuông bắt đầu, trong khi mọi người quán tưởng theo lời kệ.

Xin cho khói trầm thơm
Kết thành mây năm sắc
Dâng lên khắp mười phương
Cúng dường vô lượng Bụt
Vô lượng chư Bồ Tát
Cùng các thánh hiền tăng
Nơi pháp giới dung thông
Kết đài sen rực rỡ
Nguyện làm kẻ đồng hành
Trên con đường giác ngộ
Xin mọi loài chúng sanh
Từ bỏ cõi lãng quên
Theo đường giới định tuệ
Quay về trong tỉnh thức.
Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát.(C)

3. Tán Dương
Hương đã cắm vào bình, vị chủ lễ xướng, mọi người chắp tay quán tưởng và làm theo.

Xinh tốt như hoa sen
Rạng ngời như Bắc Đẩu
Xin quay về nương náu
Bậc thầy của nhân, thiên.
Sen quý nở đài giác ngộ
Hào quang chiếu rạng mười phương
Trí tuệ vượt tầm pháp giới
Từ bi thấm nhuận non sông
Vừa thấy dung nhan Điều ngự
Trăm ngàn phiền não sạch không
Hướng về tán dương công đức
Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng.
Nam mô đức Bổn Sư Bụt (Shakyamuni) Thích Ca Mâu Ni.(C)

4. Lạy Bụt

Nhất tâm kính lễ Bụt, Pháp và Tăng thường trụ trong mười phương (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bổn Sư Bụt (Shakyamuni) Thích Ca Mâu Ni (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Trí (Manjushi) Văn Thù Sư Lợi (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Hạnh (Samantabhadra) Phổ Hiền (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Bi (Avalokiteshvara) Quan Thế Âm (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Nguyện (Kshitigarbha) Địa Tạng Vương (C)
Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại từ Thiên Trúc đến Việt Nam (CC)

5. Trì Tụng
Đại chúng an tọa trên tọa cụ. Duy Na và Duyệt Chúng khai chuông mõ (C-C-C; M-M-M-MM-M-M; C-M-C-M-C-M; M-MM-M). Vị chủ lễ xướng kệ khai kinh và Tâm Kinh. Đại chúng đồng tụng.

Khai Kinh

Nam mô đức Bổn Sư Bụt (Shakyamuni) Thích Ca Mâu Ni (3X) (C)
Pháp Bụt cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi.(C)

Tâm Kinh Tuệ Giác Qua Bờ

Avalokita
Khi quán chiếu sâu sắc
Với tuệ giác qua bờ,
Bỗng khám phá ra rằng:
Năm uẩn đều trống rỗng.
Giác ngộ được điều đó,
Bồ-tát vượt ra được
Mọi khổ đau ách nạn.(C)

“Này Śāriputra,
Hình hài này là không,
Không là hình hài này;
Hình hài chẳng khác không,
Không chẳng khác hình hài.
Điều này cũng đúng với
Cảm thọ và tri giác,
Tâm hành và nhận thức.(C)

“Này Śāriputra,
Mọi hiện tượng đều không,
Không sinh cũng không diệt,
Không có cũng không không,
Không dơ cũng không sạch,
Không thêm cũng không bớt.(C)

“Cho nên trong cái không,
Năm uẩn đều không thể
Tự riêng mình có mặt.

Mười tám loại hiện tượng
Là sáu căn, sáu trần
Và sáu thức cũng thế;
Mười hai khoen nhân duyên
Và sự chấm dứt chúng
Cũng đều là như thế;
Khổ, tập, diệt và đạo
Tuệ giác và chứng đắc
Cũng đều là như thế.(C)

“Khi một vị bồ-tát
Nương tuệ giác qua bờ
Không thấy có sở đắc
Nên tâm hết chướng ngại.
Vì tâm hết chướng ngại
Nên không còn sợ hãi,
Đập tan mọi vọng tưởng,
Đạt niết-bàn tuyệt hảo.(C)

Chư Bụt trong ba đời
Nương tuệ giác qua bờ
Đều có thể thành tựu
Quả chánh giác toàn vẹn.(C)

“Vậy nên phải biết rằng
Phép tuệ giác qua bờ
Là một linh chú lớn,
Là linh chú sáng nhất,
Là linh chú cao tột,
Không có linh chú nào
Có thể so sánh được.
Là tuệ giác chân thực
Có khả năng diệt trừ
Tất cả mọi khổ nạn.(C)

Vậy ta hãy tuyên thuyết
Câu linh chú qua bờ:

“Gate, gate, pāragate, pārasamgate,
bodhi, svaha!” (CC)

6. Tụng kinh, nghe pháp thoại, v.v…

Nghe Pháp Thoại

Tụng Kinh

7. Hồi Hướng

Trì tụng kinh thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sinh mọi miền. (C)

Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)

8. Pháp Đàm/Chia sẽ

9. Hoàn Mãn