Mười Bốn Giới Tiếp Hiện - The Fourteen Mindfulness Trainings of the Order of Interbeing

Kính thưa đại chúng, xin đại chúng lắng nghe! Hôm nay là ngày (…/ …/ …), chúng ta có cơ hội quý báu đước ngồi lại với nhau để ôn tụng mười bốn giới Tiếp Hiện. Giới luật Tiếp Hiện là nền tảng của dòng tu Tiếp Hiện. Đó là bó đuốc soi đường, là con thuyền chuyên chở, là bậc thầy chỉ lối của chúng ta. Những giới này giúp ta tiếp xúc được với tự tánh tương tức của vạn vật và thấy được rằng hạnh phúc của chúng ta liên hệ một cách mật thiết với hạnh phúc của mọi người, mọi loài. Tương tức không phải là một lý thuyết, đó là một sự thật mà mỗi người trong chúng ta đều có thể kinh nghiệm trực tiếp bất cứ lúc nào trong đời sống hàng ngày. Mười bốn giới Tiếp Hiện có công năng chế tác và nuôi lớn Định và Tuệ trong ta và do đó giúp ta vượt thắng sự sợ hãi và ảo tưởng về một cái ta riêng biệt.

Xin đại chúng lắng nghe từng giới một với tâm hồn thanh tịnh, lấy giới luật làm tấm gương trong vắt để soi chiếu nội tâm mình, và xin im lặng trả lời “có” mỗi khi thấy mình trong hai tuần qua, có cố gắng học tập và giữ gìn những giới luật được nhắc đến. (C)

Quý vị đã sẵn sàng chưa?

Đây chúng tôi xin tuyên đọc nội dung giới luật:

Noble community, please listen. Today, [DATE], has been declared as the day to recite the Fourteen Mindfulness Trainings of the Order of Interbeing. We have gathered at the appointed time. The noble community is ready to hear and recite the mindfulness trainings in an atmosphere of harmony. Thus, the recitation can proceed. Is this statement clear and complete?

Everyone: Clear and complete. (B)

The Fourteen Mindfulness Trainings are the very essence of the Order of Interbeing. They are the torch lighting our path, the boat carrying us, the teacher guiding us. They allow us to touch the nature of interbeing in everything that is, and to see that our happiness is not separate from the happiness of others. Interbeing is not a theory; it is a reality that can be directly experienced by each of us at any moment. The Fourteen Mindfulness Trainings help us cultivate concentration and insight which free us from fear and the illusion of a separate self.

We ask the community to listen with a serene mind. Consider the Mindfulness Trainings as a clear mirror in which to look at ourselves. Say "yes" silently, every time you see that during the past month you have made as effort to study, practice, and observe the Mindfulness Training read. (B)

Brothers and Sisters, are you ready?

These are the Fourteen Mindfulness Trainings of the Order of Interbeings:

Giới thứ nhất: Thái độ cởi mở
Ý thức được những khổ đau do thái độ cuồng tín và thiếu bao dung gây ra, con xin nguyện thực tập để không bị vướng mắc vào bất cứ một chủ nghĩa nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo. Con nguyện nhìn nhận những giáo nghĩa Bụt dạy như những pháp môn hướng dẫn thực tập để làm phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là những chân lý để thờ phụng và bảo vệ, nhất là bảo vệ bằng những phương tiện bạo động. Thấy được rằng niềm cuồng tín dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị, con xin nguyện tập nhìn với thái độ cởi mở và với tuệ giác tương tức để có thể chuyển hóa tập khí vướng mắc vào giáo điều và năng lượng bạo động trong con và trên thế giới.
Đó là giới thứ nhất của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)

Giới thứ hai: Phá bỏ kiến chấp
Ý thức được những khổ đau do kiến chấp và vọng tưởng gây ra, con xin nguyện thực tập để phá bỏ thái độ hẹp hòi và cố chấp, để có thể mở lòng ra mà đón nhận kinh nghiệm và tuệ giác của kẻ khác, và nhờ đó thừa hưởng được nhiều lợi lạc từ trí tuệ tập thể. Con biết rằng những kiến thức hiện giờ con đang có không phải là những chân lý bất di bất dịch. Tuệ giác chân thật chỉ có thể đạt được do sự thực tập quán chiếu và lắng nghe, bằng sự buông bỏ tất cả mọi ý niệm mà không phải bằng sự chứa chấp kiến thức khái niệm. Con nguyện suốt đời là một người đi tìm học và thường trực sử dụng chánh niệm để quán chiếu sự sống trong con và xung quanh con trong từng giây phút.

Đó là giới thứ hai của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ ba: Tự do nhận thức
Ý thức được những khổ đau do sự cưỡng bức người khác vâng theo cái thấy của mình, con nguyện không ép buộc bất cứ một ai, kể cả trẻ em, đi theo quan điểm của mình, bằng bất cứ cách nào: uy quyền, sự mua chuộc, sự dọa nạt, sự tuyên truyền và giáo dục nhồi sọ. Con nguyện tôn trọng sự khác biệt của kẻ khác và quyền tự do nhận thức của họ. Tuy nhiên con biết con phải sử dụng những phương tiện đối thoại từ bi và ái ngữ để giúp người khác cởi bỏ cuồng tín và cố chấp.

Đó là giới thứ ba của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ tư: Chăm sóc khổ đau
Ý thức rằng tiếp xúc và quán chiếu về bản chất của khổ đau có thể giúp con có thêm hiểu biết và phát khởi tâm từ bi, con nguyện thực tập quay về với tự thân và sử dụng năng lượng chánh niệm để nhận diện, chấp nhận, ôm ấp và lắng nghe những nổi khổ niềm đau trong con. Thay vì trốn tránh thực tại khổ đau và tìm cách khỏa lấp niềm đau trong con bằng sự tiêu thụ, con sẽ hết lòng thực tập hơi thở ý thức và bước chân chánh niệm để nhìn sâu vào những gốc rễ của khổ đau. Con ý thức rằng con chỉ có thể tìm thấy con đường thoát khổ khi nào con thấu hiểu được nguồn gốc của khổ đau. Và một khi thấu hiểu được khổ đau của tự thân thì con mới có khả năng hiểu được những khổ đau của người khác. Bằng những phương tiện tiếp xúc, tường thuật, hình ảnh, âm thanh, con nguyện thường xuyên tự đánh thức mình và đánh thức những người xung quanh về sự có mặt của những đau khổ hiện thực khắp nơi trên thế giới. Con nguyện tìm tới với những kẻ khổ đau để hiểu biết được tình trạng của họ và để giúp đỡ họ.

Đó là giới thứ tư của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ năm: Nếp sống lành mạnh và từ bi
Ý thức rằng hạnh phúc chân thật chỉ thật sự có mặt khi nào các yếu tố an ổn, vững chãi, thảnh thơi và từ bi có mặt, con nguyện không tích lũy tiền bạc và của cải trong khi nhiều người đang đói khổ thiếu thốn, không đặt danh vọng, quyền hành, giàu sang và sự hưởng thụ dục lạc làm mục tiêu của đời mình vì con biết những thứ ấy sẽ đem lại cho con nhiều khổ đau và tuyệt vọng. Con nguyện thực tập nhìn sâu vào cách con nuôi dưỡng thân tâm bằng bốn loại thực phẩm: đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Con nguyện không chơi bài bạc, không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy và bất cứ một sản phẩm nào có độc tố, trong đó có mạng lưới toàn cầu, trò chơi điện tử, phim ảnh, các chương trình truyền thanh, truyền hình, sách báo và cả chuyện trò, vì con biết rằng những thứ ấy có thể gây tàn hại trên thân tâm con cũng như trên thân tâm của cộng đồng. Con nguyện thực tập tiêu thụ như thế nào để nuôi dưỡng được lòng từ bi, sự lành mạnh và niềm vui sống cho thân tâm con cũng như cho gia đình, xã hội và cả cho trái đất.

Đó là giới thứ năm của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ sáu: Chăm sóc cơn giận
Ý thức được rằng sân hận và oán thù có tác dụng cắt đứt truyền thông giữa người với người và tạo ra nhiều khổ đau cho cả hai phía, con nguyện học hỏi phương pháp chăm sóc năng lượng sân hận và oán thù khi chúng phát khởi trên ý thức con; cũng như phương pháp nhận diện và chuyển hóa hạt giống của sân hận và oán thù trong chiều sâu tâm thức con. Con nguyện tập luyện để mỗi khi cơn giận hoặc sự bực tức phát khởi, con sẽ không nói gì và làm gì cả mà chỉ thực tập hơi thở chánh niệm hoặc đi thiền hành để nhận diện và nhìn sâu vào bản chất của các tâm niệm sân hận và oán thù ấy. Con ý thức rằng gốc rễ của các cơn giận đó không phải ở bên ngoài con mà nằm ngay trong nhận thức sai lầm của con và nơi sự thiếu hiểu biết về khổ đau của chính con và của người kia. Bằng phương pháp quán chiếu về vô thường, con sẽ có thể nhìn lại chính con và nhìn lại người mà con nghĩ đã gây nên tâm niệm sân hận và oán thù trong con bằng con mắt từ bi và nhận ra rằng mối liên hệ giữa con và người đó quý giá biết nhường nào. Con cũng nguyện thực tập Chánh Tinh Tấn để nuôi dưỡng khả năng hiểu biết và thương yêu, khả năng chế tác niềm vui và lòng bao dung, không kỳ thị trong con. Nhờ đó, con sẽ dần dần chuyển hóa những bạo động, hận thù, sợ hãi trong con và giúp cho những người khác cũng làm được như vậy.

Đó là giới thứ sáu của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ bảy: Hiện pháp lạc trú
Ý thức được rằng sự sống chỉ có thể thật sự có mặt trong giây phút hiện tại, con nguyện tập luyện để có thể sống sâu sắc từng giây phút trong cuộc sống hàng ngày của con. Con nguyện không để cho những hối tiếc về quá khứ, những lo lắng về tương lai và những tham dục, giận hờn và ganh tỵ đối với những gì đang xảy ra trong hiện tại lôi kéo con và làm cho con đánh mất sự sống mầu nhiệm. Con xin nguyện thực tập giáo lý hiện pháp lạc trú, sử dụng hơi thở và nụ cười chánh niệm để tiếp xúc với những gì đang diễn ra trong giây phút hiện tại và tiếp xúc với những gì mầu nhiệm, tươi mát và lành mạnh trong con và chung quanh con dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhờ đó, con sẽ có thể nuôi lớn những hạt giống an lành, hiểu biết và thương yêu trong con để làm động lực chuyển hóa và trị liệu trong chiều sâu tâm thức. Con ý thức rằng hạnh phúc chân thật được phát sinh từ chính tự tâm và cách nhìn của con chứ không phải từ những điều kiện bên ngoài, và con có thể sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại bằng cách nhận ra rằng con đã có quá đủ những điều kiện hạnh phúc.

Đó là giới thứ bảy của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ tám: Xây dựng đoàn thể tu học chân chính và duy trì sự truyền thông
Ý thức được rằng những khó khăn trong việc truyền thông giữa người với người luôn luôn đưa tới ngăn cách và khổ đau, con nguyện thực tập lắng nghe bằng tâm từ bi và nói năng bằng lời ái ngữ. Ý thức rằng một đoàn thể chân thật được xây dựng trên nền tảng không kỳ thị và hài hòa trong quan điểm, tư duy cũng như lời nói, con nguyện thực tập chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của con với những thành viên khác trong đoàn thể để cùng nhau đi đến một cái thấy chung.
Con nguyện học hạnh lắng nghe chăm chú mà không phán xét, phản ứng, không nói ra bất cứ một lời nào có thể tạo nên sự bất hòa và có thể làm tan vỡ đoàn thể. Mỗi khi có khó khăn xảy ra, con nguyện ở lại cùng tăng thân và thực tập nhìn lại chính mình cũng như nhìn lại những người khác để tìm ra tất cả những nguyên nhân và điều kiện đã tạo nên tình trạng khó khăn, trong đó có cả những tập khí của chính con. Con sẽ nhận trách nhiệm về những gì con đã nói và đã làm, những gì có thể đã góp phần tạo nên sự bất hòa và tìm cách duy trì được sự truyền thông. Con sẽ không hành xử như một nạn nhân mà sẽ cố gắng hết sức để giải quyết mọi vụ bất hòa, dù lớn dù nhỏ.

Đó là giới thứ tám của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ chín: Ngôn ngữ chân thật và từ ái
Ý thức được rằng lời nói có thể tạo ra khổ đau hay hạnh phúc, con xin nguyện thực tập sử dụng lời nói chân thật, từ ái và có tính xây dựng. Con chỉ sử dụng những lời nói nào có thể mang lại niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có tác dụng hòa giải và mang lại an lạc cho tự thân con cũng như giữa mọi người với nhau. Con nguyện thực tập ái ngữ và lắng nghe để giúp con và những người khác chuyển hóa khổ đau và tìm ra con đường vượt thoát tình trạng khó khăn đó. Con nguyện không nói dối để mưu cầu tài lợi và sự kính phục, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con xin nguyện bảo vệ hạnh phúc và sự hòa hợp của tăng thân bằng cách tránh nói lỗi của người khác khi họ vắng mặt và luôn đặt câu hỏi về tính chính xác của những tri giác mà con đang có. Con nguyện chỉ nói với mục đích muốn hiểu rõ và giúp chuyển hóa tình trạng. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những gì con không biết rõ. Con nguyện can đảm nói ra sự thật về những tình trạng bất công, dù hành động này có thể gây khó khăn cho con hay mang lại những đe dọa cho sự an thân của mình.

Đó là giới thứ chín của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ mười: Bảo vệ và nuôi dưỡng tăng thân
Ý thức rằng mục đích và bản chất của một đoàn thể tu học là sự thực hiện tuệ giác và từ bi, con nguyện sẽ không bao giờ lợi dụng đạo Bụt và các đoàn thể giáo hội vào mục tiêu lợi dưỡng hoặc quyền bính, không biến các giáo đoàn thành những tổ chức hoạt động chính trị. Tuy nhiên, con nhận thức rằng một đoàn thể tu học phải có ý thức và thái độ rõ rệt về tình trạng áp bức, bất công xã hội, và tìm cách chuyển đổi các tình trạng ấy mà không cần và không nên dấn thân vào những cuộc tranh chấp phe phái. Con nguyện học nhìn với con mắt tương tức để thấy con và những người khác đều là những tế bào của cùng một tăng thân. Một khi đã là một tế bào thật sự của tăng thân, có khả năng chế tác ra Niệm, Định và Tuệ để nuôi dưỡng chính mình và nuôi dưỡng toàn thể tăng thân thì mỗi người trong chúng con cũng đồng thời là một tế bào của Phật thân. Chúng con nguyện tích cực xây dựng tình huynh đệ, đi với nhau như một dòng sông và thực tập để làm lớn thêm ba đức là trí đức, ân đức và đoạn đức, để thực hiện được sự nghiệp giác ngộ tập thể.

Đó là giới thứ mười của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ mười một: Chánh mạng
Ý thức rằng thiên nhiên và xã hội con người đã bị tàn phá trầm trọng vì bất công và bạo động, con nguyện không sinh sống bằng những nghề nghiệp có thể gây tàn hại cho con người và thiên nhiên. Con sẽ làm mọi cách có thể để chọn những phương tiện sống nào có khả năng góp phần vào sự an lành của mọi loài trên trái đất và có khả năng cho phép con thực hiện được lý tưởng từ bi và cứu khổ của đạo Bụt. Ý thức được về hiện thực của thế giới trên các mặt kinh tế, chính trị và xã hội, cũng như mối tương quan giữa con người với môi trường sinh thái, con nguyện hành xử một cách có trách nhiệm với tư cách một người tiêu thụ và một công dân. Con nguyện không đầu tư vào hay mua sắm những sản phẩm của những doanh nghiệp chuyên làm lợi cho một nhóm người trong khi tước đoạt môi trường và cơ hội sinh sống của những nhóm người khác.

Đó là giới thứ mười một của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ mười hai: Tôn trọng sự sống
Ý thức được những khổ đau do chiến tranh và các cuộc xung đột tạo ra, con nguyện thực tập sống đời sống hàng ngày của con theo tinh thần bất hại, thương yêu và theo tuệ giác tương tức. Con nguyện góp phần vào công việc giáo dục hòa bình, làm môi giới trong chánh niệm và thực tập hòa giải trong phạm vi gia đình, cộng đồng, giữa những nhóm dân tộc và tôn giáo, quốc gia và quốc tế. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự chém giết. Con nguyện sẽ không yểm trợ bất cứ một hành vi giết chóc nào trên thế giới, trong tư tưởng hoặc trong cách sống hàng ngày của con. Con cũng sẽ thường xuyên quán chiếu với tăng thân con để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ sinh mạng, ngăn chặn chiến tranh và xây dựng hòa bình.

Đó là giới thứ mười hai của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ mười ba: Tôn trọng quyền tư hữu
Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin nguyện nuôi dưỡng lòng từ bi trong cách suy nghĩ, nói năng và hành động của con. Con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia sẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loại.

Đó là giới thứ mười ba của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)


Giới thứ mười bốn: Tình thương đích thực
[Dành cho Tiếp Hiện Tại Gia]
Ý thức được rằng tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau, rằng sự phối hợp giữa hai cơ thể do thúc đẩy của tình dục không những đã không thể giải tỏa được nỗi cô đơn mà còn tạo thêm nhiều khổ đau, chua cay và xa cách, con nguyện không ăn nằm với bất cứ ai không phải là vợ hay chồng của con. Ý thức được rằng thân và tâm là một, con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con và nuôi lớn các tâm Từ, Bi, Hỷ và Xả giúp làm tăng trưởng hạnh phúc của con và của người khác. Con ý thức được rằng hành động tà dâm sẽ gây ra khổ đau cho kẻ khác và cho chính con trong hiện tại và trong tương lai. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những điều mà mình và kẻ khác đã cam kết. Con nguyện sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Con sẽ đối xử với thân thể con một cách kính trọng và từ bi. Con nguyện thực tập nhìn sâu vào bốn loại thực phẩm và thường xuyên học hỏi bảo tồn tinh, khí và thần để thực hiện lý tưởng độ đời. Con cũng ý thức trọn vẹn trách nhiệm của con về sự cho ra đời những sinh mạng mới và thường xuyên quán chiếu về môi trường sinh hoạt trong tương lai của những sinh mạng này.


[Dành cho Tiếp Hiện Xuất Gia]
Ý thức được rằng lý tưởng xuất gia chỉ có thể thực hiện được với sự cắt bỏ hoàn toàn những ràng buộc đối với ái dục, con nguyện giữ mình thật tinh khiết, tự bảo vệ nếp sống phạm hạnh của con và hết lòng bảo vệ tiết hạnh của kẻ khác. Con biết cô đơn và khổ đau không thể nào được giải tỏa bằng dục tình mà chỉ có thể được chuyển hóa bằng sự thực tập Từ, Bi, Hỷ và Xả. Con biết hành động dâm dục sẽ làm tan vỡ cuộc đời xuất gia của con, làm hại đến cuộc đời của kẻ khác và không cho con thực hiện được lý tưởng cứu độ chúng sanh của mình. Con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con. Con nguyện không ép uổng thân thể con, không đối xử với thân thể con một cách bạo động và khinh xuất, không xem thân thể chỉ như là một dụng cụ. Con nguyện bảo trọng thân thể con, nguyện thực tập nhìn sâu vào bốn loại thực phẩm và thường xuyên học hỏi bảo tồn tinh, khí và thần để đi tới trên đường thành tựu đạo nghiệp.

Đó là giới thứ mười một của dòng tu Tiếp Hiện. Trong tháng qua, chúng ta có học tập và giữ gìn giới ấy hay không?
(ba hơi thở, chuông)

The First Mindfulness Training: Openness
Aware of the suffering created by fanaticism and intolerance, we are determined not to be idolatrous about or bound to any doctrine, theory or ideology, even Buddhist ones. We are committed to seeing the Buddhist teachings as guiding means that help us learn to look deeply and develop understanding and compassion. They are not doctrines to fight, kill or die for. We understand that fanaticism in its many forms is the result of perceiving things in a dualistic and discriminative manner. We will train ourselves to look at everything with openness and the insight of interbeing in order to transform dogmatism and violence in ourselves and in the world.
This is the First Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)

The Second Mindfulness Training: Non-Attachment to Views
Aware of the suffering created by attachment to views and wrong perceptions, we are determined to avoid being narrow-minded and bound to present views. We are committed to learning and practising non-attachment from views and being open to others’ insights and experiences in order to benefit from the collective wisdom. Insight is revealed through the practice of compassionate listening, deep looking and letting go of notions rather than through the accumulation of intellectual knowledge. We are aware that the knowledge we presently possess is not changeless, absolute truth. Truth is found in life and we will observe life within and around us in every moment, ready to learn throughout our lives.

This is the Second Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Third Mindfulness Training: Freedom of Thought
Aware of the suffering brought about when we impose our views on others, we are determined not to force others, even our children, by any means whatsoever – such as authority, threat, money, propaganda, or indoctrination – to adopt our views. We are committed to respecting the right of others to be different, to choose what to believe and how to decide. We will, however, learn to help others let go of and transform narrowness through loving speech and compassionate dialogue.

This is the Third Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Fourth Mindfulness Training: Awareness of Suffering
Aware that looking deeply at the nature of suffering can help us cultivate understanding and compassion, we are determined to come home to ourselves, to recognise, accept, embrace and listen to our own suffering with the energy of mindfulness. We will do our best not to run away from our suffering or cover it up through consumption, but practise conscious breathing and walking to look deeply into the roots of our suffering. We know we can only find the path leading to the transformation of suffering when we understand the roots of our suffering. Once we have understood our own suffering, we will be able to understand the suffering of others. We are committed to finding ways, including personal contact and using the telephone, electronic, audio-visual and other means, to be with those who suffer, so we can help them transform their suffering into compassion, peace and joy.

This is the Fourth Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Fifth Mindfulness Training: Compassionate, Healthy Living
Aware that happiness is rooted in peace, solidity, freedom and compassion, we are determined not to accumulate wealth while millions are hungry and dying, nor to take as the aim of our life fame, profit, wealth or sensual pleasure, which can bring much suffering and despair. We will practise looking deeply into how we nourish our body and mind with edible foods, sense impressions, volition and consciousness. We are committed not to gamble or to use alcohol, drugs or any other products that bring toxins into our own and the collective body and consciousness such as certain websites, electronic games, TV programs, films, magazines, books and conversations. We will consume in a way that preserves compassion, peace, joy and well-being in our bodies and consciousness and in the collective body and consciousness of our families, our society and the Earth.

This is the Fifth Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Sixth Mindfulness Training: Taking Care of Anger
Aware that anger blocks communication and creates suffering, we are committed to taking care of our energy of anger when it arises, to recognising and transforming the seeds of anger that lie deep in our consciousness. When anger manifests, we are determined not to do or say anything, but to practise mindful breathing or mindful walking to acknowledge, embrace and look deeply into our anger. We know that the roots of anger are not outside of ourselves but can be found in our wrong perceptions and lack of understanding of the suffering in ourselves and the other person. By contemplating impermanence, we will be able to look with the eyes of compassion at ourselves and those we think are the cause of our anger and to recognise the preciousness of our relationships. We will practise Right Diligence in order to nourish our capacity of understanding, love, joy and inclusiveness, gradually transforming our anger, violence and fear and helping others do the same.

This is the Sixth Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Seventh Mindfulness Training: Dwelling Happily in the Present Moment
Aware that life is available only in the present moment, we are committed to training ourselves to live deeply each moment of daily life. We will try not to lose ourselves in dispersion or be carried away by regrets about the past, worries about the future, or craving, anger or jealousy in the present. We will practise mindful breathing to be aware of what is happening in the here and now. We are determined to learn the art of mindful living by touching the wondrous, refreshing and healing elements that are inside and around us, in all situations. In this way, we will be able to cultivate seeds of joy, peace, love and understanding in ourselves, thus facilitating the work of transformation and healing in our consciousness. We are aware that happiness depends primarily on our mental attitude and not on external conditions and that we can live happily in the present moment simply by remembering that we already have more than enough conditions to be happy.

This is the Seventh Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Eighth Mindfulness Training: True Community & Communication
Aware that lack of communication always brings separation and suffering, we are committed to training ourselves in the practice of compassionate listening and loving speech. Knowing that true community is rooted in inclusiveness and in the concrete practice of the harmony of views, thinking and speech, we will practise to share our understanding and experiences with members in our community in order to arrive at collective insight. We are determined to learn to listen deeply without judging or reacting and refrain from uttering words that can create discord or cause the community to break. Whenever difficulties arise, we will remain in our Sangha and practise looking deeply into ourselves and others to recognise all the causes and conditions, including our own habit energies, that have brought about the difficulties. We will take responsibility for all the ways we may have contributed to the conflict and keep communication open. We will not behave as a victim but be active in finding ways to reconcile and resolve all conflicts, however small.

This is the Eighth Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Ninth Mindfulness Training: Truthful and Loving Speech
Aware that words can create happiness or suffering, we are committed to learning to speak truthfully, lovingly and constructively. We will use only words that inspire joy, confidence and hope as well as promote reconciliation and peace in ourselves and among people. We will speak and listen in a way that can help ourselves and others to transform suffering and see the way out of difficult situations. We are determined not to say untruthful things for the sake of personal interest or to impress people, nor to utter words that might cause division or hatred. We will protect the joy and harmony of our Sangha by refraining from speaking about the faults of another person in their absence and always ask ourselves whether our perceptions are correct. We will speak only with the intention to understand and help transform the situation. We will not spread rumours nor criticize or condemn things of which we are not sure. We will do our best to speak out about situations of injustice, even when doing so may make difficulties for us or threaten our safety.

This is the Ninth Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Tenth Mindfulness Training: Protecting and Nourishing the Sangha
Aware that the essence and aim of a Sangha is the practice of understanding and compassion, we are determined not to use the Buddhist community for personal power or profit or transform our community into a political instrument. However, as members of a spiritual community, we should take a clear stand against oppression and injustice. We should strive to change the situation, without taking sides in a conflict. We are committed to looking with the eyes of interbeing and learning to see ourselves and others as cells in one Sangha body. As a true cell in the Sangha body, generating mindfulness, concentration and insight to nourish ourselves and the whole community, each of us is at the same time a cell in the Buddha body. We will actively build brotherhood and sisterhood, flow as a river and practice to develop the three real powers – love, understanding and cutting through afflictions – to realize collective awakening.

This is the Tenth Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Eleventh Mindfulness Training: Right Livelihood
Aware that great violence and injustice have been done to our environment and society, we are committed not to live with a vocation that is harmful to humans or nature. We will do our best to select a livelihood that contributes to the wellbeing of all species on Earth and helps realise our ideal of understanding and compassion. Aware of economic, political and social realities around the world, as well as our interrelationship with the ecosystem, we are determined to behave responsibly as consumers and citizens. We will not invest in or purchase from companies that contribute to the depletion of natural resources, harm the Earth and deprive others of their chance to live.

This is the Eleventh Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Twelfth Mindfulness Training: Reverence for Life
Aware that much suffering is caused by war and conflict, we are determined to cultivate nonviolence, compassion and the insight of interbeing in our daily lives and promote peace education, mindful mediation and reconciliation within families, communities, ethnic and religious groups, nations and in the world. We are committed not to kill and not to let others kill. We will not support any act of killing in the world, in our thinking, or in our way of life. We will diligently practise deep looking with our Sangha to discover better ways to protect life, prevent war and build peace.

This is the Twelfth Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Thirteenth Mindfulness Training: Generosity
Aware of the suffering caused by exploitation, social injustice, stealing and oppression, we are committed to cultivating generosity in our way of thinking, speaking and acting. We will learn better ways to work for the wellbeing of people, animals, plants and minerals and will practise generosity by sharing our time, energy and material resources with those who are in need. We are determined not to steal and not to possess anything that should belong to others. We will respect the property of others, but will try to prevent others from profiting from human suffering or the suffering of other beings.

This is the Thirteenth Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)


The Fourteenth Mindfulness Training: Right Conduct
[For lay members]:
Aware that sexual desire is not love and that sexual relations motivated by craving cannot dissipate the feeling of loneliness but will create more suffering, frustration and isolation, we are determined not to engage in sexual relations without mutual understanding, love and a deep long-term commitment made known to our family and friends. Seeing that body and mind are one, we are committed to learning appropriate ways to take care of our sexual energy and to cultivating loving kindness, compassion, joy and inclusiveness for our own happiness and the happiness of others. We must be aware of future suffering that may be caused by sexual relations. We know that to preserve the happiness of ourselves and others, we must respect the rights and commitments of ourselves and others. We will do everything in our power to protect children from sexual abuse and to protect couples and families from being broken by sexual misconduct. We will treat our bodies with compassion and respect. We are determined to look deeply into the Four Nutriments and learn ways to preserve and channel our vital energies (sexual, breath, spirit) for the realisation of our bodhisattva ideal. We will be fully aware of the responsibility of bringing new lives into the world and will meditate upon their future environment.


[For monastic members]:
Aware that he deep aspiration of a monk or a nun can only be realized when he or she wholly leaves behind the bonds of sensual love, we are committed to practicing chastity and to helping others protect themselves. We are aware that loneliness and suffering cannot be alleviated through a sexual relationship, but through practicing loving kindness, compassion, joy and inclusiveness. We know that a sexual relationship will destroy monastic life, will prevent us from realizing our ideal of serving living beings, and will harm others. We will learn appropriate ways to take care of sexual energy. We are determined not to suppress, to mistreat our body or to look upon our body as only an instrument, but to learn to handle our body with compassion and respect. We are determined to look deeply into the Four Nutriments in order to preserve and channel our vital energies (sexual, breath, spirit) for the realization of our bodhisattva ideal.

This is the Fourteenth Mindfulness Training of the Order Interbeing. Have we made an effort to study, practice, and observe it during the past month?
(three breaths, bell)

Kính thưa Đại chúng! Chúng tôi đã tuyên đọc xong mười bốn giới Tiếp Hiện do đại chúng giao phó. Chúng tôi xin cảm ơn quý vị đã giúp chúng tôi hoàn tất việc thuyết giới một cách thanh tịnh. Bụt dạy chúng ta phải ôn tụng thường xuyên những giới tướng mỗi tháng ít nhất là một lần, để sự học hỏi và hành trì Giới càng ngày càng sâu sắc và lớn rộng. (C)

Brothers and Sisters, we have recited the Fourteen Mindfulness Trainings of the Order of Interbeing as the community has requested. We thank you for helping us to do it serenely. We should recite them regularly so that our study and practice of the Mindfulness Trainings can deepen day by day. (B)